Hạt nhựa dùng để làm gì?
Chắc chắn chúng ta đã biết đến những sản phẩm nhựa được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Nhưng bạn biết không, nhựa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điện tử, điện lạnh, công nghiệp xây dựng,…. Hầu hết ở lĩnh vực nào nguyên liệu nhựa cũng góp phần quan trọng. Nhưng bạn đã nghe nói đến hạt nhựa chưa? Hạt nhựa có liên quan gì đến sản phẩm nhựa? Hạt nhựa dùng để làm gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây cho bạn.
Hạt nhựa dùng để làm gì?
Hạt nhựa chính là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Hạt nhựa được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 nhóm chính: nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế và nhựa sinh học. Có thể phân biệt 3 nhóm này như sau:
NHỰA NGUYÊN SINH
Nhựa nguyên sinh là sản phẩm nhựa được sinh ra từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Hạt nhựa nguyên sinh chưa qua sử dụng thường có màu trắng tự nhiên và người ta có thể pha thêm hạt tạo màu để sản phẩm có màu sắc như mong muốn. Một số loại nhựa nguyên sinh như ABS, PP, PC,PS-GPPS, PA, HIPS, POM, PMMA,….
Nhựa nguyên sinh có đặc tính mềm, dẻo, độ đàn hồi lớn, chịu được cong vênh và áp lực. Sản phẩm từ nhựa nguyên sinh có tính thẩm mỹ cao do bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng. Hạt nhựa để làm gì? Loại nhựa này thường được dùng để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao hoặc sản phẩm đòi hỏi an toàn, kĩ thuật cao như thiết bị y tế, linh kiện ô tô, máy bay…..
Tìm hiểu một số loại nhựa nguyên sinh
Hạt nhựa PP: Có màu trắng trong suốt nhưng thường được pha với các loại hạt tạo màu nhằm tạo ra những sản phẩm đa dạng màu sắc. Tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo như nhựa PE, không bị kéo giãn dài nên được chế tạo thành sợi.
PP không màu, không mùi, không vị, không độc. Khi đốt, PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi gần giống với mùi cao su. PP được ứng dụng vào sản xuất đồ nhựa như thau, rổ, khay nhựa, đồ chơi,…
Hạt nhựa PA: Có độ nhầy cao, dẻo dai, bôi trơn bề mặt, đặc biệt chịu mài mòn nên được ứng dụng trong y tế, linh kiện ô tô, xe máy, máy bay, linh kiện điện tử, ngành may mặc,….
Hạt nhựa ABS: Hạt nhựa có màu trắng tự nhiên hoặc trắng đục, cứng, rắn nhưng không giòn, khả năng cách điện, không thấm nước và khả năng chịu va đập và độ dại. Ứng dụng trong sản xuất mũ bảo hiểm, linh kiện xe máy, thùng chứa,….
NHỰA TÁI CHẾ
Nhựa tái sinh là loại nhựa được sản xuất từ nhựa thu gom. Các sản phẩm rác nhựa được thu gom, phân loại và tái chế theo từng quy trình khác nhau. Nhựa được phân loại, nghiền nhỏ, làm sạch và sau đó là làm khô rồi nung chảy thành hỗn hợp. Sử dụng máy đùn để ép nhựa chuyển thành dạng sợi bún hoặc dạng hạt nhựa.
Nhựa tái sinh được dùng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, xây dựng và môi trường. Một số loại nhựa tái sinh như PP, PE, HDPE, PVC…
Tìm hiểu một số loại nhựa tái sinh
Nhựa tái sinh ABS là tên viết tắt của Acrylonitrin butadien styrene được tái chế từ các sản phẩm máy văn phòng, các bộ phận xe hơi, xe máy, mũ bảo hiểm, đồ chơi, ống, vỏ hộp, dụng cụ âm nhạc, dè xe. Loại nhựa này cực kì dẻo dai, chịu được sự va đập mạnh được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thấp cấp hơn so với sản phẩm ban đầu.
Nhựa tái sinh HDPE: Nhựa tái sinh HDPE có tên đầy đủ là High Density Popyethylene là sản phẩm nhựa được tái chế từ các loại ống dẫn hơi nóng, ống thoát nước, ống cáp quang,…
Nhựa tái sinh PE ( Polietylen hay Polieten): là sản phẩm được tái chế từ túi nilon, màng phủ nông nghiệp. Sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PE có đặc tính dẻo và dai.
Nhựa tái sinh PP: Có tên đầy đủ là Polipropylenđược, được tái sinh từ bao bì, văn phòng phẩm, dây chão, thảm, màng…. các phần bằng nhựa PP khác như: dụng cụ thí nghiệm, loa, các phần nội thất ôtô, v.v… Sản phẩm làm từ hạt nhựa tái sinh PP có tính chất vật lý dai, hơi cứng cực kì bền.
Nhựa tái sinh PVC (Polivinyl clorua): Là nhựa được tái sinh từ ống nhựa PVC, tấm cứng, ống dẫn dầu, phích cắm điện…. Trong quá trình tái chế được pha trộn với một số phụ gia như chất ổn nhiệt, các loại tác nhân: hấp thụ UV, tăng cứng, hóa dẻo, bôi trơn, chống va đập, chống cháy, trợ gia công, bột nở,…. để phù hợp với tính năng của từng loại sản phẩm.
Hạt nhựa để làm gì? Nhựa HDPE dùng chủ yếu trong sản xuất bao bì, túi nhựa, can nhựa, đồ gia dụng (ví dụ thùng rác) và sản phẩm môi trường (ví dụ thùng rác công cộng, ống dẫn nước thải),…. Một sản phẩm phổ biến của nhựa HDPE trong cuộc sống chúng ta là thùng rác nhựa HDPE. Sản phẩm này có đặc tính bền, chịu nhiệt tốt, không bị bạc màu, không rão, không bị oxy hóa, kiềm hóa, không rò rỉ chất lỏng. Nó có khả năng chịu lửa ở nhiệt độ 327oC và chịu được áp lực và độ va đập tốt.
NHỰA SINH HỌC
Nhựa sinh học hay nhựa phân hủy sinh học được sản xuất từ nguồn gốc thực vật (tinh bột, protein, cellulose…), phối trộn với nền nhựa dầu mỏ từ đó làm tăng khả năng phân huỷ sinh học, hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân huỷ.
Theo tiêu chuẩn châu Âu NF EN 13342, vật liệu được gọi là phân hủy sinh học khi nó có khả năng phân hủy 90% trong thời gian tối đa là 6 tháng.
Nhựa sinh học có nhiều loại khác nhau nhưng cho đến nay chưa thể tổng hợp. Mỗi nhà sản xuất nhựa cho ra những sản phẩm với thành phần khác nhau và được ứng dụng vào những mục đích sản xuất khác nhau. Tại Việt Nam có 2 sản phẩm nhựa sinh học nổi bật nhất đó là
nhựa sinh học BIO40E và nhựa sinh học BIO40P.
Hạt nhựa để làm gì? Hạt nhựa sinh học BIO40E và hạt nhựa sinh học BIO40P là 2 sản phẩm hạt nhựa sinh học đầu vào để sản xuất dụng cụ đựng đồ ăn liền như khay, muỗng, dĩa, ống hút, bao bì, chai đựng nước
So sánh nhựa nguyên sinh, nhựa tái sinh và nhựa sinh học
Về giá cả: Nhựa nguyên sinh và nhựa sinh học có giá cao hơn bởi vì đây là loại nhựa nguyên chất, chưa qua sử dụng. Nhựa nguyên sinh và nhựa sinh học là phân khúc cao cấp của nguyên liệu sản xuất nhựa. Đương nhiên 2 loại nhựa này cũng có những đặc điểm nổi trội hơn trong quá trình sản xuất và tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt, bền, đẹp hơn hẳn. Nhựa nguyên sinh được ứng dụng nhiều và những lĩnh vực đòi hỏi độ bền, chất lương cao cấp như phụ kiện vỏ máy bay, ô tô, xe máy, lĩnh vực xây dựng,……
Công nghệ, quy trình sản xuất: Về cơ bản công nghệ sản xuất của các loại nhựa này khá giống nhau. Tùy vào sản phẩm mà quy trình sản xuất, máy móc được sử dụng thích hợp.
Về độ an toàn: Nhựa sinh học chiếm ưu thế hơn cả vì không chứa bất cứ kim loại nặng nào nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng. Nhựa nguyên sinh ít độc hại hơn so với nhựa tái sinh.
Tác động đối với môi trường: ở phương diện này, nhựa sinh học chiếm ưu thế tuyệt đối và đây cũng chính là lý do mà sản phẩm nhựa sinh học có mặt trên thị trường.
Như vậy, nhựa sinh học chính là sản phẩm được khuyên dùng nhất.
Vì sao? Vấn đề môi trường rất đáng báo động, rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng nhiều gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên dầu mỏ cũng đang dần cạn kiệt nên chúng ta cần có những biện pháp tích cực giúp giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa quá tải. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, thu gom nhựa tái chế thì một phương án cực kì quan trọng là lựa chọn nguyên liệu đầu vào dễ phân hủy, an toàn cho môi trường. Vì vậy, nhựa sinh học chính là sự lựa chọn được khuyến khích.
Nhựa sinh học là sản phẩm cao cấp nhất để mang đến những sản phẩm bền, đẹp, chất lượng, an toàn cho sức khỏe và đặc biệt là làm giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường. Với nhựa sinh học hoàn toàn có thể tái sử dụng, giá thành khá mềm nên hoàn toàn có thể cạnh trang với các loại nhựa khác.
Hi vọng với bài viết hạt nhựa làm gì trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số loại nhựa thông dụng trên thị trường và hiểu sự cần thiết của nhựa sinh học đối với môi trường hiện nay.
Viết bình luận